KT.2019.07.NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VEN BIỂN BỀN VỮNG (Thí điểm áp dụng cho một số đô thị ven biển phía Bắc: Hải Phòng, Cẩm Phả, Diêm Điền)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Khánh Linh 61QD2; Phan Ngọc Ánh 61QD2; Nguyễn Quang Huy 61QD2; Phạm Phúc Thuận 61QD2; Trần Xuân Bách 61KT2.

Giáo viên hướng dẫn: NCS.ThS.KTS Tạ Thị Thu Hương; PGS.TS Trần Văn Tấn – Bộ môn Kinh tế xây dựng

Việt Nam là nước có đường bờ biển dài 3260km, ở vùng biển Đông; có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng; có nhiều các cảng biển nước sâu có quy mô lớn; có dân số trẻ, có nhiều cơ hội phát triển – có điều kiện tốt để thúc đẩy phát triển ngành du lịch, các ngành kinh tế biển, là cầu nối thương mại đặc biệt quan trọng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và Thế giới.

Đô thị ven biển Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế, xã hội của đất nước, Tuy nhiên đến nay các đô thị này chưa được xem xét như những đô thị đặc thù để có các chiến lược hay chính sách cụ thể để phát triển được tiềm năng và thế mạnh và đồng thời các đô thị ven biển đang đứng trước nhiều thách thức về môi trường, an ninh quốc phòng,… Với mục đích xây dựng chiến lược, làm cơ sở lý luận cho phát triển đô thị ven biển Việt Nam bền vững, nhóm nghiên cứu đã sưu tầm, phân tích, tổng hợp dữ liệu, vận dụng một số chính sách, kinh nghiệm quốc tế của các quốc gia gần biển phát triển trên thế giới (Trung Quốc, Nhật,…); bằng phương pháp SWOT đã phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, thách thức, cơ hội của đô thị ven biển; tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý của tỉnh về việc phát triển đô thị ven biển; từ đó xây dựng một Chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững nhằm bảo đảm an ninh năng lượng (năng lượng biển sạch, tái tạo), phát triển kinh tế biển xanh và tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải nhà kính, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp và chính sách biển quốc gia, địa phương.