LẬP ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN VÀ ĐƠN GIÁ XDCT – CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA KỸ SƯ/ CỬ NHÂN KINH TẾ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ XÂY DỰNG TỐT NGHIỆP TỪ KHOA KT&QLXD

Trong các ngành kinh tế, đóng góp của ngành xây dựng trong phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở vật chất xã hội… nâng cao chất lượng cuộc sống rất lớn. Đô thị hóa ngày tăng cao (cuối năm 2020 là khoảng 40%), điều này cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng, quản lý xây dựng tăng cao, thị trường xây dựng rất sôi động, phát triển trong năm những năm gần đây. Cơ hội này vẫn tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm tới để đẩy mạnh và tiến tới Việt Nam trở thành nước công nghiệp có thu nhập trung bình cao.

Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh hơn

Cốt lõi của hoạt động kinh tế xây dựng và quản lý xây dựng mang lại là hiệu quả về đầu tư, mang lại lợi nhuận cho các tổ chức, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp xây dựng. Điều này nhờ vào các cán bộ, chuyên gia xây dựng được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao, kỹ năng rất sâu.

Tất cả điều này đều có thể tìm thấy ở Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng. Với thâm niên 60 đào tạo của Khoa, cùng số lượng chỉ tiêu tuyển sinh và tốt nghiệp lớn nhất trường được đào tạo liên tục nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của thị trường.

 

Các ngành đào tạo Kinh tế xây dựng (tiếng Anh là Economics Construction) và Quản lý Xây dựng (gồm chuyên ngành Kinh tế và quản lý đô thị và chuyên ngành Kinh tế và quản lý bất động sản) là các ngành học thuộc lĩnh vực kinh tế kỹ thuật, người học được đào tạo, trang bị những kiến thức về kỹ thuật và công nghệ xây dựng, kiến thức chuyên môn về kinh tế, đầu tư, và quản lý  xây dựng. Do đó, người học được trang bị kiến thức tổng hợp để có thể làm việc rộng khắp, trên mọi vị trí công việc và tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có công việc hay hoạt động liên quan đến đầu tư xây dựng. Không những thế, với những kiến thức về kinh tế, đầu tư và quản lý nếu người học kinh doanh ở ngành khác thì các kiến thức này hỗ trợ rất lớn cho người học khởi nghiệp. Ngành học cung cấp nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức về quản lý và tính toán chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Đây là các ngành đào tạo HOT nhất trường hiện này.

Để xác định được ngân quỹ, vốn đầu tư của dự án, chi phí xây dựng, từ đó làm căn cứ xác định doanh thu, lợi nhuận thì các kiến thức liên quan đã được khoa chú trọng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng. Trong đó phải kể đến các các kiến thức được đào tạo phục vụ cho việc xác định giá của sản phẩm xây dựng (giá nhà và các bất động sản, hợp đồng xây dựng,…) và tính toán phí phí xây dựng. Có được các kiến thức, kỹ năng này người học có kỹ năng thành thạo về việc lập định mức, xây dựng đơn giá xây dựng cho các dự án đầu tư xây dựng, phục vụ cho việc quản lý chi phí đầu tư, thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng.

Hiện nay, Chương trình khung đào tạo đã được điều chỉnh phù hợp, rút ngắn thời gian đào tạo, còn 3,5 – 4 năm (so với khung chương trình cũ là 5 năm), các môn học khó, nặng đã được giảm tải; các kiến thức kinh tế, đầu tư và quản lý được tăng cường. Chương trình thăm quan, hướng nghiệp thực tập thực tế cho sinh viên tại các doanh nghiệp, dự án được đẩy mạnh.

Hiện nay với sự cởi mở của thị trường, cũng như cơ chế tự chủ, các doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình định mức sản xuất, đơn giá sản phẩm xây dựng của mình. Bằng vốn kiến thức chuyên môn về lập định mức, xây dựng đơn giá XD, cơ hội việc làm rất rộng mở, thu nhập cao, không lo “thiếu việc” dành cho những kỹ sư/cử nhân ngành Kinh tế xây dựng và Quản lý xây dựng của Khoa Kinh tế và quản lý xây dựng, trường Đại học Xây dựng.

Sinh viên ra trường có nhiều lựa chọn công việc liên quan đến khối kiến thức về lập định mức, xây dựng đơn giá XD tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước, tại các viện nghiên cứu (Viện Kinh tế xây dựng; Cục Kinh tế xây dựng – Bộ xây dựng; Phòng Kinh tế vật liệu tại các Sở xây dựng của địa phương,…) để lập và công bố hệ thống định mức kinh tế – kỹ thuật; hướng dẫn các địa phương lập đơn giá xây dựng và xác định chi phí xây dựng công trình.
  • Các tập đoàn kinh tế; các tổng công ty, các công ty cổ phần đầu tư xây dựng, công ty tư vấn thiết kế xây dựng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng để lập mới các danh mục định mức dự toán xây dựng công trình chưa có trong tập định mức dự toán hoặc điều chỉnh các danh mục đã có nhưng không còn phù hợp với điều kiện tổ chức – kỹ thuật hiện hành, làm cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu về giá xây dựng và tính chi phí xây dựng các dự án đầu tư trên góc độ chủ đầu tư.
  • Các kỹ sư/cử nhân kinh tế xây dựng cũng có thể lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, tham gia hoặc làm chủ trì lập định mức kỹ thuật xây dựng (định mức sản xuất của doanh nghiệp xây dựng), lập giá trị dự thầu trên góc độ nhà thầu xây dựng.

GVC.ThS Nguyễn Thị Mỹ Hạnh

Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng, Trường Đại học Xây dựng